Tin dự án
Tin dự án

Cư dân Hateco Apollo tiễn ông Táo về trời

Sáng 25/01 (tức ngày 23 tháng Chạp), người dân Hà Nội mang cá chép ra các sông, hồ để thả tiễn ông Công, ông Táo về trời, bẩm báo chuyện một năm qua của gia chủ. Đây là phong tục từ bao đời nay của người dân Việt Nam với mong ước gia đình mình gặp nhiều may mắn, bình an và hạnh phúc. Ghi nhận của Phóng viên tại Chung cư Hateco Apollo - Quận Nam Từ Liêm - TP. Hà Nội

Từ sáng sớm, vợ chồng Anh Vũ Quang Thông – cư dân Hateco Apollo tất bật sửa soạn mâm cơm cúng Ông Công, ông Táo với tâm niệm để kịp giờ tiễn các Táo về thiên đình báo cáo Ngọc Hoàng

Các gia đình thường làm lễ cúng từ 20 tháng Chạp và muộn nhất là vào trưa ngày 23. Mâm cơm cúng trong dịp này thường là những món truyền thống như xôi, bánh chưng, gà luộc, giò, nem, canh măng, khoai tây…

Theo truyền thuyết, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là ba vị đầu rau trông coi việc bếp núc. Các ông được Ngọc Hoàng phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm của con người. Và hàng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, các vị thần này lại cưỡi cá chép lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm của gia chủ

Trong ngày Tết ông Công, ông Táo, người dân thường cúng ba con cá chép sống, sau đó mang thả xuống sông, hồ. Bởi theo quan niệm, cá chép là phương tiện đưa Táo Quân về trời

Cá chép vàng được người dân đem thả trước giờ Ngọ (12 giờ ngày 23 tháng Chạp)

Việc phóng sinh cá chép vào ngày này còn thể hiện tấm lòng nhân hậu, đức độ và thiện lương của gia chủ

Nhiều trẻ nhỏ hào hứng theo cha mẹ đi thả cá vàng. Lan can đủ độ cao nên con trẻ an toàn khi xem cá chép được thả xuống hồ

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, người dân đều chấp hành nghiêm việc đeo khẩu trang

Người dân vừa hóa vàng vừa khấn vái, cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình

Mọi người sum vầy, quây quần, vui vẻ nói chuyện bên mâm cơm sau một ngày tất bật làm lễ cúng

Xem thêm